MỘT SỐ SAI LẦM MẸ THƯỜNG GẶP KHI XỬ LÝ VẾT MUỖI ĐỐT Ở TRẺ
Khi trẻ bị muỗi đốt, mẹ không nên quá lo lắng nhưng cũng đừng nên phớt lờ những nốt sưng đỏ trên da của bé. Vết muỗi đốt sẽ khiến bé khó chịu và gãi nhiều, làm tổn thương làn da mỏng manh, tăng nguy cơ viêm nhiễm. Mẹ cần tìm hiểu thông tin liên quan đến biện pháp nchống muỗi cho bé cũng như cách xử lý các vết muỗi đốt hiệu quả. Cùng Remos giải đáp những thắc mắc của mẹ trong việc xử lý vết muỗi đốt cho bé nhé!
Mẹ nghĩ: Mẹ nên để trẻ tự do khám phá và thích nghi với môi trường tự nhiên, những vết muỗi cắn không quá nguy hiểm, chỉ là một “vấn đề ” nhỏ trong quá trình phát triển của trẻ.
Thực tế là:
Muỗi tồn tại ở xung quanh chúng ta vì vậy việc trẻ bị muỗi đốt là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đôi khi muỗi đốt cũng gây ra khá nhiều hệ lụy, nhất là đối với làn da nhạy cảm và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của bé. Tùy vào cơ địa mà một số bé khi bị muỗi đốt chỉ bị sưng nhẹ, nhưng cũng có trường hợp bé sẽ bị ngứa nhiều ngày liền, thậm chí là phát ban hay xảy ra một số biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra muỗi còn có khả năng lây truyền một số căn bệnh nguy hiểm nên mẹ cũng nên theo dõi sự thay đổi thể trạng của bé để kịp thời phát hiện bệnh.
Muỗi đốt gây ngứa ngáy, khó chịu và có nguy cơ lây truyền các bệnh nguy hiểm cho trẻ
Mẹ nghĩ: Các biện pháp dân gian như sử dụng nước bọt hay mật ong hay dầu gió để bôi vào vị trí vết thương sẽ giúp làm dịu vết muỗi đốt cho bé.
Thực tế là:
- Sử dụng nước bọt để bôi lên vùng da bị tổn thương:
Trong nước bọt có chứa nhiều loại vi khuẩn, chúng có khả năng tấn công vào những vùng da tổn thương ở trẻ. Từ đó vết thương sẽ sưng tấy hoặc nhiễm khuẩn gây nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Đây là phương thức dân gian mà các mẹ sử dụng khá nhiều, tuy nhiên chúng không tốt cho trẻ, vì vậy mẹ hãy từ bỏ thói quen này nhé.
- Sử dụng dầu gió hay mật ong:
Mẹ cho rằng có thể giảm ngứa và giảm sưng tấy cho trẻ bằng dầu gió, hay mật ong vì chúng có tính sát khuẩn cao nên có thể bôi thường xuyên lên vết thương muỗi đốt của trẻ.
Sự thật là mật ong hay dầu gió có thể giảm ngứa phần nào cho bé, nhưng chúng không có tính chất kháng khuẩn. Thậm chí nếu lạm dụng còn gây ảnh hưởng đến làn da em bé. Dầu gió có chứa Methyl Salicylat, chất này thấm qua da rất nhanh và giảm đau hiệu quả nhưng lại dễ gây kích ứng, nhất là đối với làn da nhạy cảm của trẻ. Nếu bạn xoa cho bé trên vùng da rộng, sức nóng của dầu có thể làm rối loạn thân nhiệt.
Thay vào đó, mẹ có thể tham khảo để xử lý vết thương do muỗi cắn trẻ đúng cách tại đây.
Bên cạnh đó, mẹ nên trang bị kem bôi chống muỗi cho bé Remos Baby để chống muỗi hiệu quả. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bảo vệ trẻ khỏi muỗi là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ do các loại muỗi và côn trùng, từ đó mẹ cũng không cần phải đau đầu để tìm cách xử lý vết thương do muỗi cho bé nữa!
Mẹ nên trang bị kem bôi chống muỗi cho bé Remos Baby để chống muỗi hiệu quả cho bé
Mẹ hỏi: Làm thế nào để biết vết muỗi đốt trẻ không phải là vết đốt thông thường mà có mang mầm bệnh?
Remos trả lời:
Mẹ cần theo dõi sát sao vết muỗi đốt ở trẻ cũng như sự thay đổi về thể trạng trẻ sau khi bị muỗi đốt. Trong một số trường hợp, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra vì rất có thể trẻ đã nhiễm một số căn bệnh lây truyền bởi muỗi, chẳng hạn như sốt rét hay sốt xuất huyết ở trẻ em, viêm não Nhật Bản hay các bệnh về da hoặc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác với các biểu hiện như
-
Vết đốt sưng to và đau nhiều.
-
Vùng da bị đốt nóng và ửng đỏ lan rộng ra xung quanh.
-
Ban đỏ nổi ở một số vị trí hay toàn thân.
-
Vết đốt lở loét, sưng mủ, chảy dịch vàng.
-
Trẻ bị sốt.
Đôi khi triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ hay sốt rét, viêm não Nhật Bản,... khó có thể phân biệt với các căn bệnh thông thường, thế nên khi trẻ có triệu chứng bất thường mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.