REMOSVIETNAM

SAI LẦM CỦA MẸ KHI ĐIỀU TRỊ VẾT CẮN, ĐỐT CỦA CÔN TRÙNG

Mùa hè mưa nhiều, ẩm ướt là thời điểm rất nhiều loài côn trùng sinh sôi, nảy nở. Vì hiếu động nên trẻ nhỏ thường là đối tượng tấn công của các loại côn trùng gây sưng, ngứa, viêm da hay có thể mắc một số căn bệnh nguy hiểm. Vậy bé bị côn trùng cắn bôi thuốc gì và điều trị vết cắn thế nào cho hiệu quả?

Mỗi mẹ đều có những “bí kíp” xử lý các vết côn trùng cắn, đốt cho bé. Tuy nhiên, có phải các kinh nghiệm của mẹ luôn đúng? Hãy cùng tìm hiểu về những sai lầm các mẹ thường mắc phải khi nhận định và xử lý các vết cắn, đốt của côn trùng.

 

Vết cắn của côn trùng có thể gây sưng, ngứa, viêm da gây nhiều khó chịu cho trẻ

 

Mẹ nghĩ: Các vết cắn hay vết đốt của côn trùng đều giống giống nhau.

Lời khuyên từ chuyên gia: Nhìn chung các vết cắn, đốt của côn trùng đều mang lại cảm giác khó chịu như ngứa, sưng đỏ, bỏng rát và đau nhức; tuy nhiên có sự khác biệt lớn về phản ứng của cơ thể với các vết cắn, đốt do các loại côn trùng khác nhau gây ra.

  • Vết cắn: Các loài không có chứa nọc độc như muỗi, bọ chét, chấy, rận, ghẻ, bọ ve… cắn và tiêm nước bọt chống đông máu vào cơ thể con người, từ đó rút máu để tồn tại; gây ra một số phản ứng trên da như ngứa ngáy, khó chịu tại vết cắn và vùng da xung quanh; hoặc một nốt sẩn ngứa có thể phát triển trong vòng 24 giờ sau khi bị cắn, tồn tại trong nhiều ngày rồi mờ dần đi.

  • Vết đốt: Các loài có nọc độc như ong bắp cày, ong vàng, kiến lửa… tấn công bằng cách chích, truyền nọc độc vào cơ thể con người thông qua ngòi. Vết đốt thường tấy đỏ, sưng, gây ra các cảm giác rát, đau dữ dội ngay sau khi bị tấn công và thường sẽ giảm dần đi sau vài giờ. Tuy nhiên với một số người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng với nọc độc côn trùng có thể phải đối mặt với những phản ứng nguy hiểm như chóng mặt, ngất xỉu, sốc phản vệ, suy tim và dẫn đến tử vong.

 

Mẹ nghĩ : Các vết cắn, đốt của côn trùng chỉ ửng đỏ rồi hết, bé ngứa chút rồi sẽ không sao.

Lời khuyên từ chuyên gia: Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non yếu, các vết cắn, đốt có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao nếu để quá 6 giờ. Nọc côn trùng có thể gây nhiều triệu chứng toàn thân như sốt, lạnh, nôn, ban da, ngứa, vàng da, co cứng cơ hay cứng cả một vùng nhiễm khuẩn. Nguy hiểm hơn, nọc các loại chân đốt như rết, nhện, bọ cạp... có thể chứa chất độc thần kinh hoặc một men gây sưng phồng, kết tập tiểu cầu…, có thể đe dọa tính mạng của bé nếu không được xử lí đúng cách và kịp thời.

 

Mẹ nghĩ: Có thể điều trị các vết cắn, đốt của côn trùng dễ dàng bằng mật ong, nước cốt chanh, dầu xanh...

Lời khuyên từ chuyên gia: Các biện pháp truyền thống như nước cốt chanh hay mật ong tuy làm giảm ngứa nhưng không có tác dụng diệt khuẩn và có thể gây kích ứng, dẫn đến tình trạng viêm tấy. Dầu xanh có chứa chất Methyl Salicylat, tuy là một chất lỏng dễ thấm qua da, giúp giảm đau, nhưng rất dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ; khi xoa ở diện rộng còn có thể làm rối loạn thân nhiệt. Các mẹ nên sử dụng loại thuốc thoa hiệu quả mà an toàn cho làn da mỏng manh của bé như hoạt chất antedrug (Prednisolone Valerate Acetate…), để khắc phục tình trạng ngứa, viêm da và chống dị ứng. Hoặc nếu mẹ băn khoăn không biết bị côn trùng cắn bôi thuốc gì hiệu quả thì có thể tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ.

Cách xử lý khi bị côn trùng cắn, đốt

Làm sạch vết thương do côn trùng cắn, đốt

Nhìn chung, khi bị côn trùng cắn, đốt các mẹ cần lưu ý thực hiện theo các bước sau:

  • Tránh gãi: khi gãi, độc tố sẽ phát tán rộng hơn. Nếu cào gãi mạnh, vết cắn sẵn có sẽ nặng hơn vì nhiễm trùng do tay bẩn và da sẽ bị trầy xước, để lại sẹo.

  • Lấy ngòi độc và làm sạch vết thương: Khi bị côn trùng cắn, đốt, mẹ cần nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra (nếu có) rồi làm sạch vết thương bằng xà phòng hoặc các chất sát trùng. Mẹ có thể chườm đá cho bé để giảm đau và sưng đỏ.

  • Thoa thuốc: sử dụng các loại thuốc thoa tại chỗ với thành phần kháng viêm và giảm ngứa, giúp vết cắn, đốt mau chóng hồi phục, chứa các thành phần như Prednisolone Valerate Acetate, Crotamiton, Allantoin…. 

  • Trường hợp da phồng lên, rát, đau có thể đến mức sốc phản vệ, hoặc khi tổn thương kéo dài nhiều ngày và bé có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao bất thường, chấm xuất huyết, mẹ cần nhanh chóng đưa bé cấp cứu tại bệnh viện. 

Có thể sử dụng các loại thuốc thoa tại chỗ có chứa hoạt chất kháng viêm Prednisolone Valerate Acetate giúp làm dịu da, giảm cảm giác ngứa, đau rát… Người tiêu dùng có thể tham khảo sản phẩm chuyên trị viêm da và vết côn trùng cắn Remos IB của công ty Rohto Mentholatum (Việt Nam) đang được bán tại các nhà thuốc để xử lý nhanh khi bị dính nọc độc của kiến ba khoang.

Dưới đây là một số thông tin chi tiết bạn có thể tham khảo để xử lý vết côn trùng cắn trong trường hợp cụ thể:

Bài viết về cách chữa kiến ba khoang cắn.